Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

Cai nghiện tật cắn móng tay

Thứ bảy, 17/1/2015  | 12:35 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ bảy, 17/1/2015  | 12:35 GMT+7

Cai nghiện tật cắn móng tay

Dùng băng dính che móng tay, làm xao nhãng bàn tay bằng những thói quen mới như đan móc, chơi thể thao; giữ cho miệng luôn hoạt động… sẽ chữa thói quen cắn móng gây nhiều tác hại.

1. Dùng băng dính che móng tay

- Che móng tay bằng các vòng băng dính.

Duy trì lớp băng phủ mỗi ngày: Bạn có thể thay thế băng mới sau khi tắm hoặc thay thế hàng ngày. Tháo bỏ băng những khi cần thiết hoặc chọn cách giữ nguyên trên tay khiến mình trông như kẻ ngố, như một lời nhắc nhở và động lực khiến bạn từ bỏ thói quen cắn móng tay.

Nếu việc quấn băng khiến móng tay bị đau, tháo băng ra vào ban đêm khi ngủ.

Duy trì lớp băng dính che phủ mỗi ngày, thay thế sau mỗi lần tắm rửa. Ảnh: Wikihow

Duy trì lớp băng dính che phủ mỗi ngày, thay thế sau mỗi lần tắm rửa. Ảnh: Wikihow.

Sau vài tuần thực hiện, gỡ lớp băng dính ra. Chiêm ngưỡng thành quả từ sự cố gắng của bản thân. Nếu thói quen cắn móng tay vẫn tìm đến, bạn cần tiếp tục đeo băng cho tới khi thành công.

2. Chọn ra một ngón duy nhất để “bảo vệ”

- Chọn một ngón tay bất kỳ. Sứ mệnh của bạn là phải bảo vệ bằng được ngón tay này. Thói quen cắn móng có thể vẫn tiếp tục, miễn là phải trừ ra ngón được chọn.

- Sau vài ngày, quan sát sự khác nhau giữa móng được chọn so với các móng còn lại. Rõ ràng móng tay được bảo vệ dài sáng và không nham nhở như các nạn nhân còn lại trên bàn tay. Nên nhớ rằng bạn phải cố hết sức để tuyệt đối che chở cho ngón đã chọn. Nếu không thể cưỡng lại tật cắn móng, hãy chọn một trong những ngón không được bảo vệ.

- Chọn tiếp một ngón khác để bảo vệ. Tiếp tục quy trình này cho tới khi thành công trong việc ngưng cắn tất cả móng trên bàn tay.

Chọn một ngón bất kỳ để bảo vệ và so sánh sự khác nhau giữa các móng với nhau. Ảnh: wikihow

Chọn một ngón bất kỳ để bảo vệ và so sánh sự khác nhau giữa các móng với nhau. Ảnh: wikihow.

3.  Giữ tay và miệng luôn bận rộn

Tìm thói quen khác thay cho cắn móng. Mỗi khi sở thích cắn móng thôi thúc, hãy thực hiện thói quen này thay vì cắn móng. Một số người thường gõ móng tay lên mặt bàn, xoay vặn ngón cái, nắm chặt hai tay, cho tay vào túi quần hoặc chỉ ngồi nhìn chằm chằm vào bàn tay... Chỉ cần đảm bảo đó không phải là một thói quen xấu khác. Một vài gợi ý khác cho bạn như:

- Giữ một đoạn chun, đồng xu… trong tay. Chơi với đồ vật đó ngay khi muốn cắn móng.

- Khiến bàn tay xao nhãng những lúc thường có xu hướng cắn móng như lúc di chuyển trên xe buýt hơi hay ngồi trong lớp học. Nếu đang ở trong lớp học, tập trung vào việc ghi chú bài giảng. Tương tự, nếu đang trong vai trò một hành khách, hãy nghịch với chìa khóa, đồng xu… để ngăn ham muốn cắn móng trỗi dậy.

- Theo đuổi một sở thích.

Không chỉ giữ bạn tránh xa tật cắn móng, đây còn là cách khơi gợi và thu hút bạn vào một đam mê mới. Sở thích giúp bàn tay xao nhãng có thể là làm đồ handmade, sửa chữa nhà cửa, đan móc khăn len, chạy bộ, chơi các môn thể thao ngoài trời, thậm chí là chăm sóc và vẽ móng. Nếu là người có óc thẩm mỹ sáng tạo, hãy thử những dự án nho nhỏ làm mới căn nhà với vôi vữa. Tất cả vật liệu này sẽ phủ đầy hai bàn tay, cùng mùi hắc nồng ở lại một thời gian dài kể cả sau khi đã tẩy sạch những miếng vữa còn sót lại. Một mũi tên trúng hai đích, vừa giúp tay chân bận rộn, vừa để lại mùi khó chịu khiến bạn ngưng cắn móng.

- Giữ miệng luôn hoạt động. Vài mẹo nhỏ dưới đây giúp bạn giảm thời gian dành cho việc cắn móng.

Nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo. Cắn móng tay lúc này có vẻ khó khăn hơn nếu bạn đang nhai kẹo cao su hoặc đang thưởng thức một món kẹo ngon tuyệt.

Mang theo thức ăn vặt để lấp đầy khoảng thời gian rảnh. Để tránh lên cân hay nạp vào cơ thể những chất bảo quản của thức ăn sẵn, nên chuẩn bị các bữa nhẹ như một củ cà rốt, cần tây hoặc trái cây để dùng trong ngày.

Giữ một chai nước bên mình mọi nơi để luôn có thể nhấm một ngụm nhỏ, đánh lạc hướng tật xấu trong những phút “yếu lòng”.

4. Dùng chất tạo mùi ngăn cắn móng

Loại dược phẩm tạo ra mùi vị khó chịu là loại chất hóa học đặc biệt vô hại có thể mua từ các hiệu thuốc. Sau khi sơn phủ lên các ngón tay, mùi hôi “ghê ghê” tạo ra có thể làm giảm đáng kể hứng thú gặm móng của nhiều người.

Sơn lên tay nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sau mỗi lần rửa tay để đảm bảo duy trì mùi và luôn mang theo sản phẩm này bên người.

Nếu bắt đầu quen với mùi vị này khiến tác dụng giảm số lần đưa tay lên miệng giảm sút, hãy chuyển sang một loại có mùi khác.

Tiếp tục sử dụng cho tới khi từ bỏ hoàn toàn tật xấu này. Ngay cả khi đã bỏ được, bạn cũng có thể tiếp tục giữ lại lọ thuốc như một kỷ niệm. Nếu bị tật xấu dụ dỗ trong tương lai, bạn có thể ngửi lại mùi thuốc để nhắc nhở bản thân sự khó chịu mình đã trải qua khi cắn móng có dính loại thuốc này.

Mùi hôi ghê ghê tạo ra có thể làm giảm đáng kể hứng thú gặm móng của nhiều người. Ảnh: wikihow

Mùi hôi “ghê ghê” tạo ra có thể làm giảm đáng kể hứng thú gặm móng của nhiều người. Ảnh: wikihow.

5. Trang trí cho móng tay

- Sơn móng tay. Thử các máu đậm như đỏ hoặc đen bởi các lớp sơn dễ phô bày sự xây xước luộm thuộm vì cắn móng. Nếu không thích màu sắc này, có thể dùng thay bằng chất dưỡng móng và giữ độ ẩm. Rất khó để cắn móng tay khi chúng mang một diện mạo lấp lánh đáng yêu.

Đeo móng giả là một cách khác để che phủ móng tay thật. Cắt sửa móng tay theo cách thật chuyên nghiệp và gắn móng giả lên trên. Lớp trang trí tồn tại lâu và khi tháo chúng ra, bên dưới là móng thật, tự nhiên và không nham nhở vì bị cắn gặm. Nếu thật sự có quyết tâm “cai nghiện” tật xấu này, hãy dành ra một khoản kha khá để trang trí móng giả thật đẹp. Chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy vô cùng tồi tệ nếu chính mình phá hỏng lớp móng lung linh và tốn kém này bằng thói quen cắn móng của bản thân.

Mang găng tay.

Mang theo găng tay trong túi và đeo găng mỗi khi muốn cắn móng. Điều này sẽ tạo thêm gấp nhiều lần động lực vào mùa hè bởi chẳng ai muốn mình trở thành trò cười vì đeo găng ngay giữa tiết trời oi bức.

Nếu bạn đang viết hoặc làm gì đó rất khó khăn khi phải đeo găng, bạn cũng sẽ có thêm động lực để ngưng cắn móng. Nhắc nhở bản thân rằng, nếu mình không vướng vào vấn đề này, sẽ chẳng cần đeo găng để làm gì.

6. Chăm sóc và giữ gìn móng tay khỏe

- Chăm sóc móng thường xuyên nhất có thể.

Chăm sóc móng như một cách thưởng cho bản thân vì những nỗ lực ngưng cắn móng suốt thời gian qua. Đổi lại, khi móng đã mang một diện mạo sáng đẹp, bạn sẽ càng tập trung hơn để giữ gìn chúng. Hãy tham khảo những lời khuyên từ những chuyên gia làm móng để bảo quản những chiếc móng xinh xắn khỏe mạnh.

- Thường xuyên cắt móng tay, không để móng dài. Sự thật là bạn chẳng còn gì để cắn nếu móng đã được cắt ngắn chỉn chu. Trường hợp móng mọc nhanh, hãy mang theo bộ kèm bấm bên mình mọi lúc để đảm bảo móng luôn được cắt ngắn.

- Duy trì chế độ ăn uống hợp lý.

Thực đơn hợp lý duy trì sức khỏe tổng thế cũng như giúp móng tay phục hồi và phát triển tốt hơn. Ăn các thực phẩm giàu canxi và magie sẽ mang lại tác dụng này. Trứng, sữa đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt và gan rất tốt cho móng. Các khoáng chất này cũng có trong táo, dưa leo, nho, tỏi, và hành. Bên cạnh đó, các axit béo cần thiết trong cá ngừ, cá hồi, sò hến, rau rậm lá, các loại hạt giúp ích rất nhiều cho quá trình chuyển hóa của con người và giữ móng sáng và mềm.

- Ăn mừng thành quả. Đừng ngại khoe móng tay mới cho bạn bè và cả những người mình không quen biết mấy. Chìa bàn tay kèm theo câu nói: “Bạn có tin trước đây tôi từng là một người hay cắn móng không?”

Chụp ảnh lại bàn tay và tận hưởng vẻ đẹp của bàn tay sau nhiều ngày nỗ lực. Bạn có thể đóng khung cho bức ảnh này bên cạnh ảnh chụp bàn tay khi móng tay nham nhở vì cắn để đánh dấu một thay đổi trong đời.

Khánh Hà (Theo Wikihow)

Gửi chia sẻ câu hỏi tư vấn tại đây hoặc về doisong@vnexpress.net
 
Source : doisong[dot]vnexpress[dot]net
post from sitemap

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét